Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P) (Phần 2: Các khái niệm cơ bản)

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Lợi nhuận góp

Lợi nhuận gói là nững chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị, đồng thời cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các phương án đầu tư. Trong doanh nghiệp có nhiều cách phân loại chi phí khác nhau, nếu tiếp cận chi phí theo chức năng của chi phí thì các chỉ tiêu kết quả kinh doanh cuối cùng thường là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế... Nếu tiếp cận chi phí theo mức độ hoạt động thì ta có lợi nhuận góp, lơi nhuận...

Lợi nhuận góp là số tiền chênh lệch của doanh thu bán hàng (thường giá bán chưa thuế) và ci phí biến đổi:

Lợi nhuận góp = Doanh thu - Biến phí

Lợi nhuận góp đơn vị sản phầm: là phần chênh lệch của giá bán đơn vị sản phẩm sau khi đã trừ đi biến phí đơn vị

Lợi nhuận góp đơn vị SP = Giá bán đơn vị SP - Biến phí đơn vị SP

Ví dụ: Doanh nghiệp A, chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm duy nhất X. Số liệu về thu nhập và chi phí trong tháng 10/N như sau:

Số lượng bán: 5.000 SP

Đơn giá: 30.000 đ

Biến phí: 20000 đ

Định phí: 45.000.000đ/tháng

Lập báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp của doanh nghiệp:

Đơn vị tính: 1.000đ

Chỉ tiêu Tổng số 1 Sản phẩm Tỷ lệ %
1. Doanh thu 150.000 30 100
2. Biến phí 100.000 20 67
3. Lợi nhuận góp (1-2) 50.000 10 33
4. Định phí 45.000    
5. Lợi nhuận (3-4) 5.000    

 Lợi nhuận góp = 150.000 - 100.000 = 50.000 (nghđ)

Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm = 30 - 20 = 10 (nghđ)

Nếu doanh ghiệp tăng sản lượng bán trong tháng thì mỗi sản phẩm lợi nhuận góp tăng thêm 10 nghđ, bán thêm 2 sản phẩm lợi nhuận góp tăng 20 nghđ, nếu tăng n sản phẩm thì lợi nhuận góp tăng 10 x n nghđ. Đây là nguồn để trang trải định phí và tạo ra lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận góp chính là phần bù đắp định phí và là căn cứ để tạo ra tu nhập thuần cho doanh nghiệp. Trong ví dụ trên ta có:

Lợi nhuận góp là 50.000nghđ ==> Lợi nhuận thuần của doanh nghiệp là: 50.000nghđ - 45.000nghđ = 5.000nghđ (lợi nhuận góp - định phí)

Trong trường hợp, khi tăng cùng một mức sản lượng như nhau, những sản phẩm có lợi nhuận góp đơn vị cao thì mức độ tạo ra thu nhập thuần cho doanh nghiệp là lớn nhất.

Giả sử doanh nghiệp kinh doanh thêm mặt hàng Y với giá bán 20 nghđ, biến phí đơn vị là 15 nghđ, khi đó lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm sẽ là 5 ngđ. Nếu cùng tăng mức tiêu thụ sản lượng như nhau là S, khi đó lợi nhuận góp của sản phẩm X là 10S và sản phẩm Y là 5S. Như vậy lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm của sản phẩm X cao hơn sản phẩm Y nên khi cùng tăng mức sản lượng S như nhau, sản phẩm X có lợi nhuận góp lớn hơn hay sản phẩm X sẽ tạp ra lợi nhuận thuần cho doanh nghiệp nhiều hơn.

Đồng thời, khái niệm lợi nhuận góp chỉ cho doanh nghiệp thấy rõ khi lượng bán thay đổi sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động thế nào đến lãi thuần. Khi doanh nghiệp đã đạt được mức hòa vốn thì toàn bộ phần tăng thêm của lợi nhuận góp chính là thu nhập thuần. Thật vây, khi đạt đến điểm hòa vốn, nghĩa là định phí đã được bù đắp nên sau điểm hòa vốn, phần tăng thêm của lợi nhuận góp khi tiêu thụ thêm một sản phẩm không phải bù đắp định phí nữa và đó chính là lợi nhuận

Lợi nhuận = [Số lượng SP TT Thực tế - Số lượng SP hòa vốn] x Lợi nhuận góp đơn vị SP

Hoặc:

Lợi nhuận = Sản lượng tiêu thụ trên điểm hòa vốn x Lợi nhuận góp đơn vị.

Điểm hòa vốn

Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó lợi nhuận = 0 hay tổng doanh thu = tổng chi phí

Để đạt được hòa vốn trong ví dụ trên thì số sản phẩm phải đạt được là 4.500sp. Vì mỗi sản phẩm bán ra mang lại lợi nhuận góp là 10 nghđ. Do đó để trang trải định phí 45.000nghđ thì chỉ cần 4.500sp. Khi đã đạt được điểm hòa vốn, thu nhập thuần tăng lên theo từng đơn vị sản phẩm bán thêm . Giả sử doanh nghiệp bán được 6.000 sp khi đó lợi nhuận được xác định:

(6.000 - 4.500) x 10 =15.000 (nghđ)

Như vậy, để biết được lợi nuận bằng bao nhiêu ở các mức hoạt động khác nhau, nhà quản trị sẽ có ngay được thông tin về lợi nhuận mà không cần lập báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ cần lấy số lượng bán vượt mức hòa vốn nhân với lợi nhuận góp đơn vị.
 Nếu số lượng bán vượt mức hòa vốn nhân với lợi nhuận góp đơn vị. Nếu số lượng sản phẩm được tiêu thụ nỏ hơn mức sản lượng hòa vốn doanh nghiệp sẽ bị lỗ, ngược lại nếu số sản phẩm tiêu thụ lớn hơn sản lượng hòa vốn khi đó doanh nghiệp có lãi.

Ngoài ra lợi nhuận còn được xác định bằng công thức:

Lợi nhuận = [Sản lượng tiêu thụ thực tế x Lợi nhuận góp đơn vị ] - Định phí

Khi xét về mặt sản lượng trong phân tích C-V-P thường quan rân đến chỉ tiêu lợi nhuận góp đơn vị, còn xét về mặt giá trị doanh thu thường quan tâm đến chi tiêu tủ lệ lợi nhuận góp.

Tỷ lệ lợi nhuận góp

Tỷ lệ lợi nhuận góp là tỷ số giữa lợi nhuận góp và doanh thu hay giữa lợi nhuận góp đơn viij với giá bán chưa có thuế. Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các phuuwong án đầu tư. Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của các bộ phận, nhà quản trị cần phải xem xét đống thời 2 chỉ tiêu vừa phản ánh lượng vừa phản ánh chất của hoạt động đó là lợi nhuận góp bà tỷ lệ lợi nhuận góp,

Tỷ lệ lợi nhuận góp = (Lợi nhuận góp / doanh thu) x 100 = (Lợi nhuận góp đơn vị sản phầm /Giá bán) x 100

Trong ví dụ trên: Tỷ lệ lợi nhuận góp = (50.000/150.000) x 100 = (10/30) x 100 = 33%

Điều này có nghĩa khi doanh nghiệp tăng doanh thu, mỗi đồng doanh thu tăng thêm tạo lợi nhuận góp là 0,33 đồng. Như vậy, khi doanh thu tăng thêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thuần. Để xác định lợi nhuận thuần thay đổi như thế nào ta cần tính nhanh và dựa vào tỷ lệ lợi nhuận góp. Ví dụ kế hoạch tháng sau doanh thu tăng thêm 10.000 nghđ trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp tăng: 10.000 x 33% = 3.300 nghđốn

Tỷ lệ lợi nhuận góp cho ta biết khi doanh nghiệp thu được 100 ngh doanh thu tiêu thụ thì trong đó bao nhiêu đồng thuộc về lợi nhuận góp, bao nhiêu đồng thuộc về biến phí. Theo ví dụ trên, tỷ lệ lợi nhuận góp là 33%, nghĩa là: nếu doanh số là 100 đồng thì tổng lợi nhuận góp sẽ là 33 đồng và biến phí là 67 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận góp càng cao chứng tỏ biến phí thấp, lợi nhuận góp cao để khai thác hết thị phần tiêu thụ. Giả sử doanh nghiệp kinh doanh thêm mặt hàng Y với giá bán 20 nghđ, biến phí đơn vị là 15nghđ, khi đó lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm Y sẽ là 5 nghđ. Tỷ lệ lợi nhuận góp = (5/20) x 100 = 25%

Khi tăng cùng mức doanh thu D thì lợi nhuận góp của sản phẩm X là 33%D, sản phẩm Y là 25%D, số lợi nhuận góp của sản phẩm X lớn hơn số lợi nhuận góp của sản phẩm Y, sản phẩm X tạo ra thu nhập thuần nhanh hơn sản phẩm Y ở cùng mức doanh thu như nhau.

Nếu doanh nghiệp đã vượt qua điểm hòa vốn, khi đó lợi nhuận được định:

Lợi nhuận = [Doanh thu tiêu thụ thực tế  - Doanh thu hòa vốn ] x Tỷ lệ lợi nhuận góp

Khi đạt điểm hòa vốn lợi nhuận bằng 0, định phí đã được bù đắp hết, khi tiêu thu vượt điểm hòa vốn, doanh nghiệp không phải bù đắp định phí. Doanh thu tiêu thụ tăng thêm trừ đi phần biến phí tăng thêm tạo ra lợi nhuận góp tăng thêm, đó chính là lợi nhuận.

Ngoài ra, lợi nhuận còn được xác định:

Lợi nhuận = [ Doanh thu tiêu thụ thực tế x Tỷ lệ lợi nhuận góp ] - Tổng định phí

Bài tiếp theo: "Phân tích điểm hòa vốn"