Phân loại chi phí trong các báo cáo kết quả kinh doanh

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Kế toán tài chính và kế toán quản trị đều phải lập báo cáo kết quả kinh doanh nhằm đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của một tổ chức trong kỳ nhất định.

Vì vậy, mỗi một nhận thức phương pháp nhất định lượng chi phí, nhu cầu thông tin khác nhau sẽ đặt nền tảng cho một báo cáo kết quả kinh doanh khác nhau. Để cung cấp thông tin cho kế toán tài chính và kế toán quản trị, báo cáo kết quả kinh doanh được thể hiện theo 2 hình thức cơ bản:

1. Báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí.

Đây là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kế toán tài chính. Chi phí được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Chính từ đặc điểm này, chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ thể hiện một cách chung nhất những chi phí tương xứng theo từng chức năng hoạt động doanh nghiệp để đạt được một nguồn thu nhập, lợi nhuận. Việc thể hiện chi phí như vậy sẽ cung cấp thông tin phù hợp với những yêu cầu thẩm tra hoạt động doanh nghiệp theo các chức năng từ các đối tác bên ngoài doanh nghiệp như cơ quan quản lý chức năng, các tổ chức tín dụng ngân hàng, các nhà đầu tư hiện tại và tương lai...

Do đó, hình thức thể hiện chi phí này phù hợp với việc cung cấp thông tin công khai, phù hợp với thông tin kế toán tài chính.

Ví dụ:

Công ty thương mại K chuyên mua bán ti vi.  Giá bán bình quân là 10.000.00đ/máy. Trong tháng 12, doanh nghiệp mua và tiêu thụ 200 chiếc ti vi. Để việc trình bày việc phân loại chi phí được dễ hiểu, ta giả sử công ty không có hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Số liệu về chi phí phát sinh trong tháng 12 như sau: (Đơn vị 1.000đ)

 

Bảng kê chi phí phát sinh trong tháng

Chỉ tiêu Số tiền
1. Chi phí bán hàng 105.000
- Chi phí giao hàng 100/máy
- Chi phí quảng cáo 6.000/tháng
- Lương nhân viên bán hàng 14.000/tháng
- Hoa hồng bán hàng 2% doanh thu
- KHấu hao thiết bị bạn hàng 12.000/tháng
- Thuê cửa hàng 13.000/tháng
2. Chi phí quản lý doanh nghiệp: 35.000
- Lương nhân viên quản lý 12.000/tháng
- Khấu hao thiết bị văn phòng 5.000/tháng
- Chi phí văn phòng 8.000/tháng
- Chi phí khác bằng tiền 10.000/tháng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí (dạng rút gọn) sẽ được lập như sau: (ĐVT: 1.000đ)

 

Bảng báo cáo kết quả hoạt động theo chức năng của chi phí

Công ty K

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo chức năng của chi phí)

(ĐVT: 1.000đ)

Chỉ tiêu Số tiền
1. Doanh thu tiêu thụ 2.000.000
2. Giá vốn hàng bán 1.700.000
3. Lợi nhuận gội (1-2) 300.000
4. Chi phí bán hàng 105.000
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 35.000
6. Lợi nhuận thuần (3-4) 160.000

Với thông tin trên báo cáo kết quả hoạ động kinh doanh theo chức năng chi phí, chúng ta nhận biết một cách chung nhất, để đạt được lợi nhuận 160.000.00đ, doanh nghiệp đã phát sinh chi phí mua 200 chiếc vi vi là 150.000.000đ và doanh nghiệp dễ dàng chứng minh chi phí này bằng những bằng chứng cụ thể gắn liền với những chức năng hoạt động. Các đối tác bên ngoài cũng kiểm tra tính chính xác, tính trung thực thông tin chi phí trên qua các chứng từ, sổ sách kế toán.

Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh trên, nếu đặt vấn đề về sự gia tăng doanh thu thì chi phí sẽ biến động như thế nào, lợi nhuận sẽ thay đổi như thế nào. Những chi phí nào liên quan trực tiếp đến sự biến động doanh thu để có giải pháp điều chỉnh, dự báo thích hợp thì thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chức năng của chi phí không thể hiện được. Điều này đòi hỏi phải có một báo cáo kết quả kinh doanh khác để cung cấp thông tin chi tiết thể hiện mối quan hệ này. Đó chính là báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp là báo cáo kết quả kinh doanh của kế toán quản trị. Trong báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp chi phí được phân loại theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Chi phí được phân thành hai loại là biến phí và định phí. Các chi phí này không phân biệt trong sản xuất và ngoài sản xuất, hay nói cách khác đây là biến phí và định phí kinh doanh. Phân loại chi phí thánh biến phí và định phí. Các chi phí này không phân biệt trong sản xuất hay ngoài sản xuất, hay nói cách khác, đây là biến phí và định phí kinh doanh.

Phân loại chi phí thành biến phí và định phí là cơ sở để áp dụng việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận. Từ đó, tạo điều kiện tốt hơn trong hoạch định phối hợp các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn tốt nhất. Mặt khác, do sự biến động phức tạp của các yếu tố đầu vào và đầu ra kể cả về giá cả và số lượng hàng hoá trong cơ chế thị trường thì việc phân loại chi phí theo mức độ hoạt động sẽ giúp cho việc ra quyết định điều chỉnh nhanh chóng cơ cấu chi phí gồm biến phí và định phí thích hợp tròn các điều kiện kinh doanh khác nhau để đạt được các mục tiêu kinh doanh tốt hơn.

Việc xác định lợi nhuận trong Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp gắn liền với khái niệm lợi nhuận góp. Lowijj nhuận góp là số tiền còn lại ủa doanh nghiệp sau khi trừ đi tổng biến phí và nó được sử dụng để trang trải cho tổng chi phí tring kỳ, phần còn lại mới là lợi nhuận.

Trước tiên ta lấy tổng doanh thu trừ đi tổng viến phí để xác định tổng lợi nhuận góp - hay còn gọi là số dư đảm phí (Cotribution Margin):

Lợi nhuận góp = Tổng doanh thu - Tổng biến phí

Sau đó, để xác định lợi nhuận thuần trước thuế ta lấy lợi nhuận góp trừ đi tổng định phí trong kỳ.

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận góp - Tổng định phí

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp được sử dụng rất phổ biến trong quản trị nội bộ. Chúng được vận dụng rất đa dạng, linh hoạt và có thể tính cho từng phương án kinh doanh, từng bộ phận, từng loại sản phẩm...một cách thường xuyên tại các thời điểm cần thiết, nhằm cung cấp thông tin hữu ích kịp thời phục vụ các nhà quản trị trong việc ra quyết định.

Báo cáo này có thể bổ sung các cột tính chi một đơn vị và cột tỷ lệ nhằm xác định tỷ lệ lợi nhuận góp củ doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản trị và ra quyết định kinh doanh.

Căn cứ số liệu ví dụ trê, Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp (dạng rút gọn) được thể hiện như sau: (ĐVT: 1.000đ)

 

Công ty K

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo mô hình lợi nhuận góp)

Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ (%)
1. Doanh thu tiêu thu 2.000.000 100%
2. Biến phí 1.760.000 88%
3. Lợi nhuận góp (1-2) 240.000 12%
4.Tổng định phí 80.000  
5. Lợi nhuận thuần (3-4) 160.000  

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp (dạng chi tiết) được thể hiện như sau: (ĐVT: 1.000đ)

 

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận chi tiết

Công ty K

BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH

(Theo mô hình lợi nhuận góp)
     
Chỉ tiêu Đơn vị Tổng số Tỷ lệ
1. Doanh thu tiêu thu 10.000 2.000.000 100%
2. Biến phí 8.800 1.769.000 88%

+ Biến phí sản xuất (*)

+ Biến phí bán hàng

   - Chi phí giao hàng

   - Hoa hồng bán hàng (2% Doanh thu)

+ Biến phí quản lý doanh nghiệp

8.500

 

100

200

0

1.700.000

 

20.000

40.000

0

 
3. Lợi nhuận góp (1-2) 1.200 240.000 12%
4. Tổng định phí sản xuất kinh doanh   80.000  
* Định phí sản xuất   0  

* Định phí ngoài sản xuất:

+ Định phí bán hàng

   - Chi phí quảng cáo

   - Lương nhân viên bán hàng

   - Khấu hao thiết bị bán hàng

   - Tiền thuê cửa hàng

+ Định phí quản lý doanh nghiệp:

   - Lương nhân viên quản lý

   - Khấu hao thiết bị văn phòng

   - Chi phí văn phòng

   - Chi phí khác bằng tiến

 

80.000

45.000

6.000

14.000

12.000

13.000

35.000

12.000

5.000

8.000

10.000

 
5. Lợi nhuận thuần (3-4)   160.000  

(*) Đối với doanh nghiệp thương mại thì có thể thay thế bằng giá vốn hàng bán.

Lưu ý: Hai báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất có tổng lợi nhuận thuần bằng nhau chỉ trong trường hợp doanh nghiệp không có sản phẩm dở dang, thành phần dở dang cả đầu kỳ và cuối kỳ. Nếu có sản phẩm, hàng hoá tồn kho thì lợi nhuận của 2 báo cáo này sẽ có sự khác nhau. Nguyên nhân là do phương pháp xác định chi phí của 2 báo cáo này khác nhau (Vấn đề này được trình bày trong các chương sau).

Báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp với phương pháp tính chi phí trực tiếp khác với báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng chi phí về loại thông tin chi phí, về cách tính lợi nhuận. Chúng ta nhận thấy để tạo ra mức lợi nhuận 160.000.000đ, doanh nghiệp phát sinh biến phí 1.760.000.000đ, định phí 80.000.000đ và nó cũng chỉ ra khi doanh thu thay đổi với một mức độ nhất định thì biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ theo doanh thu khác mức 2.000.000.000đ và định phí sẽ thay đổi vẫn là 80.000.000đ. Như vậy, muốn tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp cần gia tăng doanh thu và những chi phí vật tư, nhân công. Điều này giúp nhà quản trị thấy được những thiệt hại, khả năng thu hẹp lợi nhuận khi giảm sút doanh thu. Qua phân tích chi phí thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh theo mô hình lợi nhuận góp, nhà quản trị sẽ thiết lập được nhiều công cụ, mô hình dự báo chi phí linh hoạt hơn cho ra quyết định điều hành kinh doanh.

So sánh sự khác nhau giữa 2 loại báo cáo kết quả kinh doanh có thể tóm tắt như sau:

 

Bảng khác nhau giữa các báo cáo kết quả kinh doanh

Tiêu thức Kế toán quản trị Kế toán tài chính
1. Mục đích Sử dụng trong quản trị nội bộ DN

Chủ yếu để báo cáo cho các

đối tượng bên ngoài doanh nghiệp

2. Cách phân loại chi phí

Theo mối quan hệ với

mức độ hoạt động

Theo chức năng hoạt động

của chi phí

3. Phương pháp xác định chi phí Chi phí trực tiếp Chi phí toàn bộ

4. Quan niệm về định phí

sản xuất chung

Thuộc chi phí thời kỳ Thuộc tính chi phí sản phẩm

5. Tính chất ứng xử của chi phí

trong sản phẩm dở dang

Biến phí Chi phí hỗn hợp
6. Cách xác định lợi nhuận

LN góp = Tổng DT - Tổng BP

LN thuần = LN góp - Tổng định phí

LN thuần = Tổng DT - Tổng CP
7. Tính chất của thông tin

Hướng về tương lai, chú trọng

tính kịp thời và hiệu quả

Phản ánh quá khứ khách quan
8. Hình thức trình bày báo cáo

Đa dạng tuỳ theo nhu cấu

của nhà quản trị

thống nhất, theo quy định
9. Thời gian trình bày Thường xuyên Định kỳ theo tháng, quý, năm
10. Phạm vi báo cáo

Từng loại sản phẩm, phân xưởng,

hoạt động dự án...

Toàn doanh nghiệp

11. Khả năng áp dụng phân tích

mối quan hệ C-V-P

Không