Phương pháp xác định chi phí sản xuất truyền thống (Phần 2)

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Phần 2: Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất

1. Đối tượng áp dụng:

 Phương pháp này thường được vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục hoặc song song qua nhiều bước chế biến. Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất qua phân xưởng, đội, tổ...thường có đặc điểm sau:

  • Sản phầm thường đồng nhất, do sản xuất đại trà với sản lượng lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước. Sản phẩm thường được sản xuất theo quy luật số lớn của nhu cầu xã hội. Ví dụ như ở các doanh nghiệp may, giầy dép, xi măng...
  • Sản phẩm thường có giá trị không cao. Ví dụ: đường, sữa, tập vở học sinh...đều có giá trị thấp
  •  Giá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất, rồi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.

Trong phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất, người ta không xác định chi phí cho từng lô sản phẩm cụ thể nào, thay vào đó, chi phí sản cuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp

Quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp thường được tổ chức theo một trong hai quy trình công nghệ: quy trình sản xuất liên tục và quy trình sản xuất song song.

* Quy trình sản xuất liên tục:

Với quá trình sản xuất liên tục, hoạt động sản xuất diễn ra ở các phân xưởng, nguyên vật liệu chính là đầu vào của phân xưởng đầu tiên, sau đó chuyển sang phân xưởng 2 và cứ thế cho tới phân xưởng cuối cùng ra thành phẩm kết quả của quá trình sản xuất. Quy trình công nghệ sản xuất liên tục thường được vận dụng ở các doanh nghiệp dệt - may, sản xuất xi măng, thép, đồ hộp...

Mo hinh qua trinh san xuat lien tuc

* Quy trình sản xuất song song:

Với quy trình sản xuất song song, quá trình sản xuất diễn ra đồng thời tại các phân xưởng tạo ra các chi tiết của sản phẩm, sau đó mới lắp ráp ở phân xưởng cuối cùng tạo ra thành phẩm.

Mo hinh qua trinh san xuat song song

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất song song thường phù hợp với các ngành chế tạo ô tô, xe máy, thiết bị điện, xe đạp... Việc tính giá thành sản phẩm của các chi tiết góp phần tăng cường công tác hạch toán nội bộ

2. Nội dung xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất

Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất liên tục, sản phẩm từ phân xưởng khác và cho tới phân xưởng xuối cùng mới tạo ra thành phẩm

Van dong CPSX theo qua trinh SX lien tuc

Từ sơ đồ hạch toán này ta rút ra một số điều cầu chú ý sau:

  • Mỗi phân xưởng sản xuất có một tài khoản: "Chi phí sản xuất sản phẩm dở dnag" riêng để tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng, trên cơ sở để xác định chi phí đơn vị của sản phẩm thuộc phân xưởng đó. Tất cả được tổng hợp và trình bày trên báo cáo sản cuất của từng phân xưởng.
  • Các khoản mục chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và sản xuất chung) được phân bổ trực tiếp vào bất kỳ phân xưởng nào mà chúng phát sinh, không nhất thiết phải theo trình tự bắt đầu từ phân xưởng đầu tiên. Ở một phân xưởng bất kỳ chi phí sản xuất có thể bao gồm các khoản mục chi phí trực tiếp phát sinh tại phân xưởng cộng với chi phí sản xuất của bán thành phẩm từ phân xưởng đứng trước chuyển sang. Hay nói cách khác, chi phí sản xuất của phân xưởng đứng sau luôn bao gồm chi phí chế biến và chi phí phân xưởng đứng trước nó chuyển qua.
  • Bán thành phẩm của phân xưởng đứng trước trở thành đối tượng chế biến của phân xưởng đứng sau và cứ thế sản phẩm vận dụng qua các phân xưởng sản xuất để tạo ra thành phẩm. Kho thành phẩm được chuyển từ phân xưởng này qua phân xưởng khác, chúng sẽ mang theo chi phí cơ bản và tại đây chúng lại tiếp tục kết tinh thêm chi phí chế biến để hoàn tất công việc của phân xưởng đó, rồi lại tiếp tục chuyển qua phân xưởng cuối cùng là thành phẩm của doanh nghiệp, được đưa vào kho chờ tiêu thụ.

Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất cũng sử dụng các tài khoản "Chi phí nguyên vật liệu", "Chi phí nhân công trực tiếp" và "Chi phí sản xuất chung" để phản ánh chi phí sản xuất. Ngoài ra, từng phân xưởng sản xuất hoặc công đoạn sản xuất có một tài khoản "Sản phẩm dở dang" riêng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành của phân xưởng đó. Thành phẩm hoàn thành của phân xưởng cuối cùng, chuyển vào kho thành phẩm chờ tiêu thụ, sẽ được phản ánh qua tài khoản "Thành phẩm". Giá vốn của thành phẩm tiêu thụ được phản ánh vào tài khoản "Giá vốn hàng bán".

Phương pháp kế toán đơn giản nhất đối với chi phí sản xuất chung xác định chi phí theo quá trình sản xuất là hạch toán theo chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh, thay vì chi phí sản xuất chung ước tính như ở phương pháp xác định chi phí theo công việc. Do chi phí sản xuất chung được hạch toán ngay vào tài khoản "Sản phẩm dở dang" của các phân xưởng sản xuất khi chung phát sinh nên tài khoản "Chi phí sản xuất chung" không cí siis dư như phương pháp xác định chi phí theo công việc. Tuy nhiên, cách làm này được thực hiện khi sản lượng sản phẩm sản xuất ổn định từ kỳ này qua kỳ khác và chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh đều đặn không có biến động giữa các kỳ.

Nếu sản lượng sản xuất không ổn định và chi phí sản xuất chung biến động giữa các kỳ thì ta có thể phân bổ chi phí theo công việc, nghĩa là mỗi phân xưởng sản xuất phải xác đinhỵ đơn giá phân vổ chi phí sản xuất chung tiêng để phân bổ cho sản phẩm phân xưởng.

Khi quá trình sản xuất đã hoàn thành trong phân xưởng, thành phẩm của phân xưởng đó sẽ được chuyển sang phân xưởng kế tiếp.

Quá trình lưu chuyển sản phẩm giữa các phân xưởng cứ thế tiếp tục cho đến phân xưởng cuối cùng. Thành phẩm của phân xưởng cuối cùng là thành phẩm của doanh ghiệp do đó được chuyển vào kho chờ tiêu thụ.

Khi thành phẩm trong kho được đem bán cho khách hàng, giá vốn của hàng đem ván được phản ánh vào " Giá vốn hàng bán"

Tóm lại:

Quá trình phản ánh vào các tài khoản của phương pháp xác định chi phí theo công việc và xác định chi phí theo quá trình sản xuất về cơ bản giống nhau, chỉ khác nhau ở hai điểm:

  • Phương pháp xác định chi phí theo công việc chỉ sử dụng một tài khoản "sản phẩm dở dang" để tập hợp tất cả chi phí sản xuất của mọi công việc đang thực hiện. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thành lập cho mỗi phân xưởng sản xuất một tài khoản "Sản phẩm dở dang" để tập hợp chi phí sản xuất của phân xưởng.
  • Trong phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất mỗi phân xưởng sản xuất ngoài các chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh tại phân xưởng, có phải chịu những chi phí sản xuất được chuyển từ phân xưởng đứng trước. Trong phương pháp các định chi phí theo công việc, từng công việc chỉ phải chịu những chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh của công việc, không có các chi phí sản xuất được mang từ các công việc khác.

Bài tiếp theo: "Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm hiện đại"