Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P) (Phần 1: Mục đích, nội dung, ý nghĩa)

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Mục tiêu chính của các nhà quản trị là lợi nhuận kinh doanh, nhà quản trị quyết định doanh nghiệp có nên tăng số lượng sản phẩm, hay đầu tư thêm tài sản cố định hoặc tăng giá bán để tăng lợi nhuân? Doanh nghiệp thường hoạt động đến mức nào thì hòa vón?...Phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và lợi ích giúp nhà quản trị trả lời được câu hỏi trên và có những phương pháp lựa chọn để có quyết định tối ưu.

Nội dung phân tích C-V-P bao gồm:

  • Trình bày các chỉ tiêu, ý nghĩa các chỉ tiêu trong phân tích C-V-P như lợi nhuận góp đơn vị, tỷ lệ lợi nhuận góp, cơ cấu chi phí, độ lớn đòn bảy kinh doanh.
  • Phân tích điểm hòa vốn, xác định sản lượng, doanh thu và thời gian tương ứng để đạt lợi nhuận kế hoạch, đánh giá các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Ứng dụng phân tích C-V-P trong việc phân tích các yếu tố giá bán, biểu phí, có cấu tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào?

Ý nghĩa của việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P)

Kế toán quản trị là một phân hệ của hạch toán kế toán nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp ra quyết định. Các quyết định của nhà quản trị ảnh hưởng trực tiếp đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì vậy, phân tích mối quan hệ C=V-P có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định:

  • Xác định số lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, doanh thu tương ứng, thời gian tương ứng để đạt được mức hòa vốn. Điềm hòa vốn là điểm tại đó lợi nhuận bằng không, hay tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Doanh nghiệp sẽ có lãi khi hoạt động vượt điểm hòa vốn và sẽ lỗ nếu hoạt động dưới điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nhưng phân tích điểm hòa vốn, xác định doan thu, sản lượng và thời gian để hỏa vốn có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp. Bởi căn cứ vào điểm hòa vốn, doanh nghiệp biết sẽ tránh lỗ và cung cấp các thông tin hữu ích trong việc ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau nhằm khai thác tối đa các yếu tố sản xuất doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
  • Mục tiêu lợi nhuận luôn được các nhà quản trị trong doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận C-V-P còn là cơ sở để doanh nghiệp xác định lợi nhuận kế hoách hay lợi nhuận mong muốn. Hay nói cách khác doanh nghiệp cần phải tiêu thụ sản phầm với số lượng như thế nào, cơ cấu sản phẩm ra sao để đạt được lợi nhuận như  mong muốn.
  • phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận C-V-P là căn cứ để xác định giá bán phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thu nhập tối đa. Chiến lược về giá trong doanh nghiệp là chiến lược kinh doanh nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến việc tăng, giảm thị phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Khi tăng giá thường dẫn tới giảm sản lượng bán ta, đôi khi không đồng nghĩa với việc tăng chất lượng cũng như thương hiệu của sản phẩm. Ngược lại nếu doan nghiệp hành giảm giá, sản lượng bán tăng...phân tích sự thay đổi của giá cần xem xét đến độ co dãn của cầu theo giá, tính chất bổ sung hay thay thế của sản phầm, vị trí của sản phẩm trên thị trường, qua đó xác định thay đổi của doanh thu, lợi nhuận, là căn cứ để lựa chọn những phương án tối ưu. Như vậy việc thay đổi giá bán cần được nghiên cứu  trong những điều kiện cụ thể, nghiên cứu kỹ thị trường cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Ngoài ra, phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P) còn là căn cứ đưa ra các quyết định ngắn hạn như có nên thay đổi giá bán, thay đổi biến phí, định phí hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu ci phí... Việc thay đổi các yếu tố trên có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ra sao.

Bài tiếp theo: Phần 2: Các khái niệm cơ bản để phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng và Lợi nhuận (C-V-P) (Các khái niệm cơ bản)