Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động

T.V.T Marine Automation Company Limited, Jane Nguyen

Như bài trước tôi đã chia sẻ "một số khái niệm về chi phí", ở bài này tôi tiếp tục đi sâu vào các các phân loại cũng như các ví dụ cụ thể để các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Theo mối quan hệ với phạm vi sản xuất, chi phí được phân làm 2 loại chính:

  • Chi phí sản xuất.
  • Chi phí ngoài sản xuất

Việc phân chi phí thro chức năng hoạt đông giúp cho doanh nghiệp có thể xác định rõ vai trò, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

  • Là căn cứ để tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng
  • Cung cấp thông tin có hệ thống để lập các báo cáo tài chính.

1. Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí liên quan đến việcchế tạo sản phẩm, dịch vụ trong một thời kì nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm 3 khoản mục chi phí sau:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • Chi phí sản xuất chung

Phan loai chi phi theo chuc nang hoat dong

1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Khoản mục này bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ...

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá thành sản phầm, dịch bụ, nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh.

Trong quản lý chi phí, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất, định mức vật tư trực tiếp.

Chi phí vật tư trực tiếp được tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm căn cứ vào chứng từ kế toán và thay đổi tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Do đó, xem xét trong mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cũng thể hiện đầy đủ các đặc điểm của biến phí.

Đối với một số nguyên vật liệu gián tiếp thường khó xác định tách bạch riêng cho từng loại sản phẩm. Vì vậy chúng được tập hợp chung, đến cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ cho các sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp.

1.2. Chi phí nhân công trực tiếp

Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. Trong quá trình quản lý, nhân công trực tiếp được định mức thwo từng loại sản phẩm, dịch vụ.

Về mặt hạch toán, chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có thể căn cứ vào cứng từ để tập hợp trực tiếp theo từng loại sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp cũng tăng giảm tỷ lệ với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Do đó, xét trong mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp cũng thể hiện đầy đủ các đặc điểm của biến phí.

1.3. Chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất bao gồm tất cả các chi phí sản xuất cần thiết khác phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất ngoài hai mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung bao gồm:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng
  • Chi phí nguyên vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng
  • Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất
  • Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố địnhkhác dùng trong hoạt động sản xuất
  • Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như: điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại xưởng sản xuất

Đặc điểm của chi phí sản xuất:

  • Bao gồm nhiều yếu tố chi phí có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm khác nhau
  • Liên quan đến nhiều hoạt động của quá trình sản xuất sản phẩm khác nhau.
  • Chi phí sản xuất chung thường bao gồm cả biến phí và định phí. Khi sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi có những khoản chi phí thay đổi tỷ lệ như chi phí điện, nhiên liệu...nhưng cũng có những khoản chi phí không thay đổi như khấu hao nhà xưởng theo phương pháp bình quân, lương nhân viên cố định...và cũng có những chi phí có tính hỗn hợp như chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị.
  • Các yếu tố chi phí khác nhau thuộc nhiều bộ phận quản lý nên khó kiểm soát

Vì vậy, việc thu nhập thông tin chi phí sản xuất chung thường chậm trễ, mặt khác, đây cũng là bộ phận chi phí mà việc tập hợp, phân bổ dễ làm sai lệch chi phí trong từng quá trình sản xuất dẫn đến độ tin cậy của các chỉ tiêu giá thành giảm, đặc biệt là đối với những quy trình sản xuất mà chi phí này chiếm một tỷ lệ lớn. Mgày nay, việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phầm, dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và các quyết định liên quan đến chi phí, giá bán.

2. Chi phí ngoài sản xuất

Để tố chức quản lý và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp còn phải thực hiện tiếp một số khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi sản xuất. Các khoản chi phí này được gọi là chi phí ngoài sản xuất. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:

2.1. Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.

* Khoản mục chi phí bán hàng bao gồm:

  • Chi phí lương và các khoản trích theo lương của lao động trực tiếp, gián tiếp hay qianr lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hoá, tiêu thụ.
  • Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ.
  • Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ
  • Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân chuyển, các quầy hàng...
  • Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong bán hàng như khấu hao các phương tiện vận chuyển, khấu hao cửa hàng, nhà kho...
  • Chi phí dịch vụ thuê ngoài liên quan đến bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, chi phí bảo trì, bảo hành, chi phí khuyến mãi...
  • Chi phí khác bằng tiền trong hoạt động bán hàng.

* Đặc điểm của chi phí bán hàng:

  • Chi phí bán hàng bao gồm nhiều yếu tố chi phí có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, thông tin chi phí bán hàng cũng thường thu thập chậm, việc hạch toán, phân bổ phức tạp dễ dẫn đến sai lệc thông tin chi phí trong những sản phẩm, bộ phận.
  • Chi phí bán hàng bao gồm cả những khoản chi phí thay đổi tỷ lệ với khối lượng sản phẩm tiêu thụ như chi phí vận chuyển, bao bì, nhãn mác sản phẩm cũng có cả các chi phí như chu phí khấu hao theo phương pháp bình quân của cửa hàng, lương nhân viên quản lý bán hàng. Nói cách khác, chi phí bán hàng cũng thể hiện những đặc điểm của chi phí hỗn hợp.
  • Gồm nhiều khoản chi phí do nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát.

Ngày nay, khi mà hoạt động tiêu thụ ngày càng tăng về quy mô, mở rộng địa bàn, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì chi phí bán hàng ngày càng gia tăng về giá trị, tỷ trọng trong chi phí  của doanh nghiệp, điều này cũng là nguồn gốc gia tăng ảnh hưởng của chi phí bán hàng ytong các quyết định kinh doanh.

2.2. Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Khoản mục chi phí này bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công việc hành chính, quản trị trong phạm vu toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp còn bao gồm cả những chi phí mà không thể ghi nhận và những khoản mục chi phí nói trên.

Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:

  • Chi phí lương và các khoản trích theo lương của bộ máy quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị.
  • Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị.
  • Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định dùng trong công việc hành chính quản trị.
  • Chi phí dịch vụ điện nước, điện thoại, bảo hiểm, phục vụ chung toàn doanh nghiệp
  • Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản.
  • Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản do tác động của thị trường, tình hình kinh tế dùng trong sản xuất kinh doanh dự phòng nợ phải thi khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong các khâu dự trữ.
  • Các chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ quản lý toản doanh nghiệp.

Đặc điểm của chi phí quản lý doanh nghiệp.

  • Là khoản mục chi phí bao gồm nhiều thành phần có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau liên quan khá chặt chẽ đến quy mô, trình độ tổ chức, hành vi quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng thường tập hợp chậm, phân bổ phức tạp hay dẫn đến những sai lệch, khác biệt chi phí trong sản phẩm, dịch vụ.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp thường là chi phí hỗn hợp, bao gồm cả biến phí và định phí và gồm nhiểu khoản chi phí được nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó diểm soát.

Trên đây tôi đã chia sẻ cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động và các đặ điểm của từng loại. Đây là những khái niệm chung, khải quát để từ đây chúng ta có thể hiểu và vận dụng trong việc xây dựng một hệ thống kế toán quản trị hợp lý, hiệu quả cho doanh nghiệp mình.

Bài sau tôi sẽ chia sẻ một cách phân loại khác của chi phí: "Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế"

Rất vui nếu các bạn có hứng thú với đề tài này để chùng ta cùng thảo luận và tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan.